Cách nuôi gà mặt quỷ như thế nào để giống gà này sinh trưởng, phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao? Với mỗi giai đoạn phát triển chúng lại cần có cách chăm nuôi khác nhau. Nếu bạn muốn gà mặt quỷ của mình lớn nhanh, khỏe mạnh, hãy áp dụng bí kíp dưới đây của dagacampuchia.club đề xuất nhé
Gà mặt quỷ là giống gà gì?
Đây chính là tên gọi thuần Việt của giống gà có nguồn gốc từ Indonesia. Tên của chúng theo tiếng địa phương là Ayam Cemani. Trong đó, Ayam tức là gà, còn Cemani là tên của ngôi làng ở cạnh thị trấn Solo, nơi sản sinh ra giống gà này.
Sở dĩ về Việt Nam chúng được gọi với cái tên là gà mặt quỷ. Bởi tướng mạo của chúng trông khá dữ dằn, mắt dẹt, đầu nhỏ và toàn thân phủ màu đen tuyền trông khá đáng sợ.
Gà mặt quỷ có đặc điểm gì đáng chú ý?
Trước khi tìm hiểu cách nuôi gà mặt quỷ, chúng ta cùng điểm qua một số đặc điểm nổi bật của giống gà này để tiện bề phân biệt với các dòng gà khác. Về cơ bản gà mặt quỷ có một số đặc điểm đáng chú ý đó là:
- Giống gà này có màu đen tuyền từ lông, mào, nội tạng tới xương và lưỡi. Máu của chúng vẫn có màu đỏ bình thường nhưng đen sẫm hơn một chút. Nếu nhìn sơ qua nhiều người sẽ tưởng chúng có máu màu đen.
- Mặt của gà mặt quỷ dẹt, màu đen nhìn khá hung dữ. Đến cả trứng của chúng cũng mang tông màu đen tuyền khá đặc biệt.
- Khi tìm hiểu cách nuôi gà mặt quỷ, bạn cũng cần nắm được đặc điểm sinh trưởng cơ bản của chúng. Trung bình, trọng lượng của một con gà trống tầm từ 2 – 2.5kg. Còn gà mái sẽ nặng từ 1,5 – 2kg. Chúng cho sản lượng trứng vào khoảng 70 – 90 quả/ năm. Mỗi đợt sẽ đẻ tầm 20 – 30 quả và cách nhau từ 3 – 6 tháng mới đẻ một đợt.
Cách nuôi gà mặt quỷ theo từng giai đoạn phát triển
Vốn dĩ không phải gà bản địa, lại được bắt nguồn từ đất nước có nền nhiệt cao quanh năm nên khi được nuôi tại Việt Nam, gà mặt quỷ khá khó chăm, dễ mắc bệnh. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà mà chúng ta sẽ có những cách nuôi tương ứng như sau:
Cách nuôi gà mặt quỷ giai đoạn gà con
Đây chính là giai đoạn đầu đời của gà mặt quỷ, người nuôi phải đặc biệt chú ý tới cách chăm sóc vì gà còn khá non, đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Theo đó, đối với gà mặt quỷ nhỏ, ta sẽ chăm nuôi theo cách sau đây:
- Nhiệt độ: Nên duy trì ở mức nền nhiệt độ 25 độ C để gà có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
- Ánh sáng: Sử dụng đèn chiếu sáng liên tục 24/24 để gà con nhìn thấy mọi thứ xung quanh, tránh dẫm đạp lên nhau. Nên bố trí đèn sưởi trong quây để gà không bị lạnh.
- Kiểm tra thức ăn, nước uống cho gà thường xuyên, thay nước liên tục 2 – 3 lần/ ngày để đảm bảo gà không bị mắc các bệnh về tiêu hóa. Ưu tiên cho gà ăn các loại thức ăn đã được nghiền nhỏ, dễ tiêu hóa.
Cách nuôi gà mặt quỷ khi trưởng thành
Vậy khi gà đã trưởng thành thì sao, cách thức nuôi có gì khác biệt? Về cơ bản chúng ta vẫn cần phải đáp ứng các yêu cầu về ánh sáng, nhiệt độ như sau:
- Nên bố trí chuồng riêng cho gà để chúng có thể thoải mái di chuyển, đi lại.
- Nên cho gà tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng tự nhiên, có thể cho gà chạy nhảy ở sân vườn, bãi cỏ.
- Đảm bảo nguồn dinh dưỡng thiết yếu để gà có thể sinh trưởng, phát triển tốt và cho sản lượng trứng cao.
- Những dưỡng chất cần có trong khẩu phần ăn của gà có thể kể đến như magie, sắt, vitamin, kẽm… để đảm bảo trứng có chất lượng tốt nhất.
- Trong cách nuôi gà mặt quỷ trưởng thành, cần tiến hành tiêm hoặc cho gà uống đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh trước khi đẻ trứng.
- Cần đảm bảo mật độ 1 trống 2 mái hoặc là 1 trống 3 mái để tỷ lệ trứng có trống cao nhất, tỷ lệ nở thành gà con tốt nhất.
- Thức ăn ở giai đoạn này của gà sẽ đa dạng hơn, có thể cho ăn thóc, ngô xay, rau củ quả đều được.
Cách nuôi gà mặt quỷ – Phòng bệnh cho gà
Khâu phòng bệnh cũng cần được đặc biệt quan tâm khi nuôi gà mặt quỷ. Để tránh gà bị mắc các bệnh thường gặp, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển, bạn nên:
- Vệ sinh chuồng gà định kỳ và khử trùng tiêu độc khu vực xung quanh, tránh mầm bệnh tích tụ và gây hại cho đàn vật nuôi.
- Tiến hành tiêm vacxin định kỳ cho gà theo chỉ định của thú y.
- Chuồng trại phải giữ sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, không có nước đọng, ẩm ướt.
- Máng ăn, máng uống của gà cũng cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không cho gà ăn lại thức ăn thừa từ những bữa trước.
- Thường xuyên theo dõi và quan sát đàn gà mặt quỷ để kịp thời phát hiện ra những con bị bệnh tách nuôi riêng, tránh lây nhiễm ra cả đàn.
Trên đây là cách nuôi gà mặt quỷ cơ bản cho từng giai đoạn mà bạn cần nắm được. Quan trọng nhất vẫn là dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng đầy đủ và chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, đàn gà sẽ mau lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xổ gà chuyên nghiệp nhất từ sư kê cao thủ