Bệnh Nấm Họng Ở Gà Chọi – Chia Sẻ Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Bệnh Nấm Họng Ở Gà Chọi - Chia Sẻ Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Bệnh nấm họng ở gà chọi không quá thường gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Do đó, người nuôi cần nắm vững các dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị kịp thời, hiệu quả cho chiến kê. Mọi thông tin hữu ích dành cho quý độc giả sẽ được Đá gà Campuchia Club chia sẻ trong bài viết này nhé.

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh nấm họng ở gà chọi

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh nấm họng ở gà chọi
Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh nấm họng ở gà chọi

Bệnh nấm họng nếu để lâu dài sẽ khiến gà chọi suy kiệt, xuất huyết trong và dẫn đến tử vong. Không những vậy, chứng này còn có khả năng lây lan cực kỳ nhanh. Do đó trước tiên, người nuôi cần nắm được nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhiễm bệnh để phát hiện kịp thời 

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân tạo ra loại bệnh này đó là do nấm Candida albicans. Chúng phát sinh do chuồng trại nuôi gà không được vệ sinh cẩn thận, nhiễm nấm mốc và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, nếu thức ăn hàng ngày của gà không sạch sẽ, chiến kê cũng rất dễ nhiễm bệnh.

Sau khi xâm nhập thành công và tạo ra bệnh nấm họng ở gà chọi, Candida albicans sẽ khiến hệ tiêu hóa của chúng bị rối loạn. Từ đó dẫn đến một số tình trạng như chán ăn, ủ rũ, cơ thể dần suy kiệt,…

Dấu hiệu nhận biết

Trên thực tế, người nuôi có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu của bệnh thông qua phần miệng, ruột và diều gà. Sau đây là một số lưu ý để sư kê phát hiện nấm kịp thời nhằm đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất:

  • Phần xung quanh miệng và bên trong họng gà xuất hiện những đốm nấm màu trắng.
  • Phía trong khoang miệng sẽ có những vết loét, càng để lâu sẽ càng lan rộng và có màu trắng đục.
  • Sau khi mắc bệnh nấm họng ở gà chọi, miệng chiến kê sẽ có mùi hôi bất thường.
  • Trường hợp mổ gà, chúng ta sẽ thấy phần dạ dày của chúng bị lở loét, diều hôi và chứa nhiều dịch, niêm mạc sưng tấy, xuất huyết,…

Phương pháp điều trị chứng nấm họng ở gà chọi

Hiện nay, người nuôi có thể áp dụng rất nhiều phương pháp cả đông và tây y để chữa bệnh nấm họng cho gà đá. Tùy vào tình hình bệnh trạng của chiến kê cũng như điều kiện thực tế, anh em hãy tham khảo một số cách được chuyên gia gợi ý như sau:

Phương pháp điều trị chứng nấm họng ở gà chọi
Phương pháp điều trị chứng nấm họng ở gà chọi

Áp dụng bài thuốc từ trái đu đủ

Đối với phương pháp này, đầu tiên sư kê cần chuẩn bị một quả đu đủ xanh và lấy phần nhựa. Tiếp theo, hãy dùng que nhỏ cạo sạch phần nấm bên trong họng gà, rồi lấy nhựa đu đủ bôi vào đó.

Đây là một trong những cách trị bệnh nấm họng ở gà chọi phổ biến được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, nếu muốn chữa dứt điểm sẽ tốn khá nhiều thời gian. Bởi lẽ, người nuôi cần thực hiện phương pháp này liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày, mỗi ngày làm từ 2 – 3 lần.

Trị bệnh nấm họng ở gà bằng rau ngót

Cách này sẽ kết hợp giữa việc sử dụng rau ngót và thuốc tưa lưỡi đặc trị của trẻ em. Trước tiên, hãy giã nát rau để lấy nước cốt, kế đến pha với thuốc đã chuẩn bị sẵn.

Cuối cùng, anh em sẽ sử dụng khăn mềm, nhúng vào hỗn hợp này và lau sạch cả phần trong lẫn ngoài miệng gà bị nấm. Để phương pháp này phát huy công dụng tối đa, hãy kiên trì thực hiện trong khoảng từ 3 – 5 ngày.

Dùng thuốc tím chữa nấm họng gà chọi

Bệnh nấm họng ở gà chọi cũng có thể điều trị nhanh chóng bằng cách sử dụng thuốc tím. Thao tác đầu tiên người nuôi cần làm đó là sử dụng dao hoặc que để cạo nhẹ các vùng nhiễm nấm. Tiếp theo, anh em bôi thuốc xanh methylen (loại thuốc thường dùng cho người bị thủy đậu) vào những vị trí vừa cạo.

Chúng ta sẽ áp dụng biện pháp này trong khoảng 3 – 4 ngày cho tới khi gà hết nấm thì dừng lại. Thuốc tím rất dễ tìm mua nên đây cũng là một trong những cách trị bệnh thông dụng nhất hiện nay.

Sử dụng kháng sinh trị dứt điểm nấm họng

Ngoài các phương pháp dân gian, anh em cũng có thể trị bệnh cho gà bằng kháng sinh. Một số loại thuốc được dùng phổ biến hiện nay là Fungicidin, Nystatin, Candicidin,… Tùy theo trọng lượng của chiến kê, người nuôi sẽ cho chúng uống với liều lượng vừa đủ, kết hợp thêm vitamin và khoáng chất để gà mau khỏi bệnh.

Lưu ý cần nhớ khi nuôi gà chọi đang bị nấm họng

Nếu không may gà đã nhiễm nấm họng, sư kê cần đặc biệt lưu ý thêm một số điều quan trọng sau khi chăm sóc:

Lưu ý cần nhớ khi nuôi gà chọi đang bị nấm họng - bệnh nấm họng ở gà chọi
Lưu ý cần nhớ khi nuôi gà chọi đang bị nấm họng
  • Đảm bảo cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thêm các chất điện giải để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tránh cho gà chọi ăn những thực phẩm khô, cứng, khó tiêu vì sẽ khiến nấm lây lan mạnh hơn.
  • Nên cho gà tắm nắng mỗi ngày và chú ý quan sát tình hình diễn biến bệnh thật sát sao.

Cách nhận biết và phương pháp trị bệnh nấm họng ở gà chọi đã được chúng tôi chia sẻ. Mong rằng thông qua đó, sư kê có thể phòng tránh cũng như tìm ra cách cấp cứu kịp thời để đảm bảo chiến kê của mình luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu muốn cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về đá gà, hãy tiếp tục truy cập vào website dagacampuchia.club của chúng tôi.

>> Xem thêm: Cách Nuôi Gà Mặt Quỷ Mau Lớn, Khỏe Mạnh Theo Từng Giai Đoạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *