Tỉa lông cho gà đá mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn giúp chúng có sức khoẻ tốt. Trong quá trình chăm sóc sư kê cần thực hiện việc cắt tỉa lông theo định kỳ. Để giúp chiến kê có bộ lông đẹp và tránh được các nguy cơ gây hại hãy cắt tỉa theo hướng dẫn dưới đây.
Tại sao nên tỉa lông cho gà đá?
Phần lông gà mặc dù rất quan trọng nhưng bạn cần phải cắt tỉa thường xuyên. Nguyên nhân sư kê nên tỉa lông cho gà chọi bao gồm:
Thuận lợi chiến đấu
Gà chiến không được tỉa lông gọn gàng sẽ gây ra vướng víu trong các trận đấu. Mặc dù, bộ lông sẽ giúp hạn chế được những đòn tấn công của đối thủ. Tuy nhiên, nếu lông quá dày sẽ khiến chúng bị bứt lông sẽ còn khó chịu hơn là một cú đá.
Lớp lông khi được tỉa gọn gàng sẽ để lộ ra phần da, khu vực da này sẽ được làm dày lên, đỏ hơn thông qua quá trình chăm sóc, om bóp. Khi để lông quá dày sẽ khiến cho thuốc không thấm đều và sâu vào bên trong được. Vì thế, việc cắt, tỉa rất quan trọng giúp gà chọi tăng cường sức chiến đấu.
Tỉa lông gọn gàng giúp gà toả nhiệt tốt hơn
Gà chọi có cường độ vận động khá lớn nên chúng cần phải tỏa nhiệt nhanh. Nhưng chúng không có tuyến mồ hôi nên việc này sẽ tương đối khó khăn. Nhất là trong các trận chiến, gà phải dùng sức khá nhiều nên nếu không kịp thoát nhiệt sẽ dễ kiệt sức. Do đó, việc tỉa lông cho gà đá sẽ giúp chúng mát mẻ, điều hoà thân nhiệt sẽ tốt hơn.
Hạn chế các bệnh về da
Lông gà dày và mọc không kiểm soát sẽ khiến cho bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho chấy, rận, nấm, các bệnh về da phát triển. Vì vậy, khi bạn tỉa lông cho chúng thường xuyên sẽ hạn chế được các nguy cơ này xảy ra.
Tỉa lông cho gà chiến khi nào thích hợp nhất?
Tuỳ thuộc vào độ tuổi của gà, điều kiện thời tiết, sức khỏe để cắt tỉa lông. Khi chiến kê được 1 tuổi chính là thời điểm tốt để bạn thực hiện. Bởi lúc này, chúng đã hoàn thành việc thay lông, lông đã mọc đầy đủ và ra dáng. Do đó, hãy chờ cho đến khi gà chiến được 1 tuổi thì hãy tiến hành ngay việc tỉa lông cho chúng.
Hướng dẫn cách tỉa lông cho gà đá đẹp mắt
Cách cắt lông cho gà chọi thực tế khá đơn giản và dễ thực hiện. Sư kê chỉ cần tiến hành theo các bước dưới đây:
Tỉa lông cho gà đá ở phần đầu và cổ
Khi tỉa lông cho gà chọi ở phần đầu và cổ, bạn cần thực hiện lần lượt theo hướng dẫn sau:
- Bạn chỉ nên tỉa lông cho gà đá từ đốt xương cổ đầu tiên trở xuống cho đến vị trí lông cườm cuối cùng.
- Sư kê không nên hớt phần lông nhỏ mọc xung quanh đỉnh sọ và chân sọ.
- Hãy cầm từng cọng lông, kéo căng và cắt thật sát dưới chân lông. Như vậy sẽ đảm bảo lông đều và không bị bờm xờm.
Tỉa lông phần nách và hông
Nách và hông chiến kê là những vùng tích tụ nhiều nhiệt nhất. Khi chiến đấu nếu không thoát được nhiệt thì gà sẽ bị yếu, thở dốc và mất sức đánh. Do đó, khi gà thi đấu hãy lấy nước phun và khăn thấm nước mát rồi lau để gà giải nhiệt. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên tỉa lông cho gà chọi từ nách xuống đến phao câu.
Hãy lấy điểm xương hông nhô ra làm chuẩn, dùng kéo tỉa theo đường chạy dài từ trong tới phần phao câu của chúng. Lưu ý: sư kê không nên cắt phần lông trên lưng và lông mao của gà chiến.
Cắt lông phần đùi
Khi tỉa lông cho gà đá, hãy cắt gọn gàng phần đùi giáp với hông. Phần đùi trước có thể giữ lại lông mao từ gối lên khoảng 5cm là hợp lý. Tuy nhiên, phần lông mao ở đùi trong thì hãy tỉa để dễ dàng vuốt khăn và phun hậu. Vì vậy, hãy ghi nhớ điều này để tránh sai sót đáng tiếc trong quá trình tỉa lông cho gà.
Tỉa lông phần lườn
Phần lông bụng ở dưới lườn bạn cũng cần phải cắt tỉa cẩn thận. Đây là khu vực có vai trò quan trọng trong việc giảm nhiệt cho cơ thể. Do đó, sư kê cần phải thực hiện cẩn thận để gà có thể thoát nhiệt nhanh nhất khi tham gia chiến đấu.
Theo chia sẻ của sư kê chơi daga campuchia lâu năm, bạn nên để lại một chùm lông khoảng 5-6 cọng ở gần hậu môn để làm lá chắn ngăn gió độc vào cơ thể gà chiến. Ngoài ra, bạn hãy lưu ý phần lông ngực tuyệt đối không nên cắt để tránh được các vết cào, cắn từ đối thủ trong chiến đấu.
Qua thông tin bài viết trên tại trang web dagacampuchia.club bạn đã nắm được cách tỉa lông cho gà đá như thế nào chính xác nhất. Hy vọng với nội dung này sư kê đã có hàng trang trong quá trình chăm sóc gà chiến khỏe mạnh, đá giỏi nhất. Để có thêm nhiều thông tin hay bạn đừng quên theo dõi những chia sẻ của chúng tôi mỗi ngày nhé.
>> Xem thêm: Gà chọi không chịu đá – 5 cách khắc phục nhanh chóng nhất